Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

25/7 - THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ

Hạnh tích: Thánh GIACÔBÊ (tiền), Tông đồ
1. Thân thế của Giacôbê:
Giacôbê là con của ông Dêbêđê và bà Salômê, anh của thánh Gioan Tông Đồ; sống nghề chài lưới ở biển Giênêgiaréth, bạn chài với Phêrô và Andrê. Tin Mừng thường nhắc đến hai anh em Giacôbê và Gioan Tông Đồ nhiều lần.
 Họ thuộc nhóm những môn đệ tâm giao của Chúa Giêsu (cùng với Phêrô và Gioan). Các ngài được chứng kiến:
·         Việc Chúa cho con gái ông Giairô sống lại.
·         Sự hiển dung của Chúa ở đồi Thabor.
·         Lúc Chúa cầu nguyện ở vườn Cây Dầu.
Giacôbê là người đầu tiên trong Nhóm Mười Hai đã lấy máu đào của mình làm chứng cho Chúa Giêsu: vua Hêrôđê Antipa đã ra lệnh chặt đầu ngài vào năm 44 (Cv 12,2; Mt 20,22-23). Như thế ứng nghiệm lời Chúa tiên báo cho ông: “ông đã thông chia chén của Chúa”.
2. Tính tình của Giacôbê: Giacôbê được gọi là vị Tông Đồ cao vọng (Mt 20,20).
Giacôbê được Chúa gọi là “con của thiên lôi”, điều này cho thấy rằng ông là con người nóng nảy và cuồng nhiệt đến thế nào. Quả vậy, phản ứng của ông đối với các dân thành Samaria đã giải thích điều đó. Khi Chúa qua con đường Samaria để về Giêrusalem, dọc đường những người Samaria đã từ chối không đón tiếp Chúa, Giacôbê đã đế nghị với Chúa: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống mà tiêu diệt chúng không?” (Lc 9,54).
Cao vọng của Giacôbê còn được thể hiện qua sự việc bà Salômê, là mẹ của ông, đã thỉnh cầu Chúa Giêsu cho Giacôbê và Gioan rằng: “Xin Ngài truyền lệnh cho các con tôi đây được ngồi một đứa bên tả, một đứa bên hữu Ngài trong Nước của Ngài” (Mt 20,21).
Cao vọng của người mẹ truyền sang cho người con đến độ người mẹ không xin thì con cũng tự xin. Bằng chứng là Márcô kể lại câu chuyện thỉnh nguyện này mà không nhắc đến người mẹ, nhưng chỉ kể Giacôbê và Gioan tự miệng nói ra câu ấy (Mc 10,37).
Tuy Giacôbê có cao vọng như vậy, nhưng Chúa vẫn chọn ông và tín nhiệm ông, và Người đã hoán cải ông. Chúa hoán cải các môn đệ:
·         Bằng đời sống gương mẫu của ngài: Chúa Giêsu rửa chân cho các Tông Đồ và Người bảo các Tông Đồ hãy rửa chân cho nhau, vì “Ai muốn làm lớn trong anh em, thì hãy hầu hạ anh em” (Mt 20,27).
·         Bằng cái chết của Người: con Người đến để thí mạng sống mình hầu làm giá chuộc thay cho nhiều người (Mt 20,28). Các Tông Đồ đã lần lượt chịu tử đạo để theo gương Chúa.
3. Nhận thức và áp dụng:
Thánh Giacôbê thuộc giới thợ thuyền làm nghề chài lưới vất vả; đàng khác lại có tham vọng đi ngược với vai trò và tinh thần của người tông đồ, nhưng Chúa Giêsu vẫn gọi và chọn ông đi theo Chúa và làm Tông Đồ cho Chúa. Điều này chứng tỏ ơn thánh của Chúa Kitô quả có sức làm biến đổi tâm hồn và cuộc sống của Giacôbê đến độ ông đã hiến mình trọn vẹn cho Chúa.
Noi gương thánh Giacôbê: người tông đồ không nên tự ty mặc cảm về những hèn kém của mình, nhưng tin tưởng vào tình thương và sức mạnh của ơn Chúa để hiến thân trọn vẹn cho Chúa.
Đi theo Chúa, Giacôbê vẫn còn có những tham vọng phàm trần, song nhờ sự giáo huấn của Chúa và nhất là gương sống của Chúa đã khiến ông từ bỏ mọi sự và từ bỏ chính bản thân mình để hiến mình cho Chúa cách trọn vẹn.
Người tông đồ cần lắng nghe lời Chúa để đón nhận những giáo huấn của Chúa; đồng thời phải biết chiêm ngắm gương sống của Chúa để noi gương bắt chước sống trọn vẹn cho Chúa.
Giacôbê được Chúa dành riêng trong nhóm những người thận cận của Chúa để được chứng kiến những sự việc cần thiết cho sứ mạng làm chứng nhân trong vai trò người Tông Đồ.
Những ai được mời gọi sống đời thánh hiến, cũng được tuyển chọn riêng trong thời gian tu luyện để tìm gặp Chúa, đến với Chúa, ở lại với Chúa và để được biến đổi trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, hầu có thể chu toàn sứ vụ tông đồ của mình. 
TGP SG

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

23/7 - THÁNH BRIGITTA, NỮ TU

Hạnh thánh: Thánh Brigitta, nữ tu (1303 – 1373)
Thánh Brigitta (hay là Birgitta) sinh ngày 14 tháng 6 năm 1303 tại Upland, Thụy Điển, nơi cha ngài cai quản. Mẹ ngài, bà Ingeborg Phinsta, là con của vị quan cai quản miền Đông Goythland. Brigitta là con út trong số 7 người con.
Truyền thuyết mặc cho cuộc sinh hạ của thánh nữ nhiều biến cố siêu nhiên. Ngay trước khi sinh ra thánh nữ, mẹ ngài đã thoát chết cách lạ lùng trong một cuộc đắm tàu. Một linh mục được thị kiến, thấy “tiếng nói của con trẻ được mọi người nghe theo”. Thực tế, Brigitta tới 3 tuổi mới nói được, nhưng lại nói rất sõi làm cho láng giềng phải kinh ngạc.
Lúc lên 7 tuổi, một buổi sáng có bà mặc áo trắng hiện đến đầu giường, tay cầm triều thiên và nói:
- Brigitta, con có muốn thiên thần này không?
Đứa trẻ đáp lời:
- Dạ con muốn lắm chứ.
Và Đức Trinh Nữ đã đội triều thiên lên đầu Brigitta.
Khi lên 10 tuổi, Brigitta đã được nghe giảng về cuộc khổ nạn của Chúa, thánh nữ rất cảm động. Đêm sau, Chúa Giêsu hiện ra, mình đầy thương tích bê bết máu. Chúa nói:
- Con xem cha bị đối xử tàn tệ thế nào.
Đau đớn thánh nữ hỏi:
- Lạy Chúa, ai làm cho Chúa bị thương tích như vậy?
Chúa nói:
- Những người khinh thường các giới luật và quên lãng tình yêu Cha.
Những hình ảnh này không bao giờ phai mờ trong tâm trí Brigitta. Năm 1314 mẹ thánh nữ từ trần. Ngài sống với người dì. Năm 1316, vì vâng lời và ngược với khuynh hướng tự nhiên, thánh nữ kết hôn với Ulf Gudmarsson, 18 tuổi, nghị viên tương lai của vương quốc. Họ sinh được tám người con, 4 trai, 4 gái. Hai người con trai chết sớm. Karl, người con trưởng nặng tinh thần thế tục, nhưng lại rất kính mến Đức Mẹ. Birger, người con gái thứ hai, lập gia đình. Nhưng sau này trở thành người cộng sự của mẹ và sẽ đem xác mẹ từ Roma về chôn cất tại Thụy Điển. Ba người con gái khác đều lập gia đình Merita và Cêcilia ở lại Thụy Điển. Còn Catarina sau khi mất chồng đã sống với mẹ.
Người con trai thứ tư, Ingebord đã trở thành tu sĩ dòng Xitô.
Vua Magour mời thánh nữ vào làm cố vấn cho hoàng hậu Blanche. Ngài trở thành người quản gia thứ hai trong triều sau hoàng hậu, nhưng đã cố gắng một cách vô hiệu trong nỗ lực biến cải đời sống của hoàng hậu lẫn của nhà vua. Sau một cơn bệnh nguy ngập và được Đức Trinh Nữ chữa lành, thánh nữ khuyên chồng rời bỏ triều đình lui về nhà riêng họ đã sống đời gia đình gần như sống trong tu viện.
Brigitta cùng chồng đi hành hương đền thờ thánh Giacôbê ở Compostella. Trên đường về, ông Ulf lâm trọng bệnh. Năm 1943, nghĩa là 28 năm sau ngày cưới, ông qua đời tại tu viện Alvasta và Brigitta sống đời sám hối gần tu viện Xitô ở Alvasta. Khi sống tại đây thánh nữ soạn một bộ luật dòng mà ngài được kêu gọi thành lập, nhưng sinh thời ngài không bao giờ thấy được dòng ấy thành hình. Chính Cararina, ái nữ ngài, sẽ hướng dẫn nhà dòng phát triển mạnh mẽ, sau khi được Đức Urbanô V châu phê năm 1370 và sau khi thánh nữ qua đời.
Thánh nữ Brigitta được ơn tiên tri và thực hiện nhiều cuộc chữa trị lạ lùng cho Giáo hội và xã hội. Chúng ta biết rằng: khi đã trở thành goá phụ, thánh nữ đã sống đời khổ hạnh, ít ăn, ít ngủ và cầu nguyện không ngừng. Ngài theo đuổi một luật sống nghiêm ngặt và thực hiện đủ công trình bác ái, đến nỗi chính ngài phải đi ăn xin. Dù vậy, ngài không rút lui hoàn toàn vào cô đơn. Ngài được linh ứng và cha tuyên úy của ngài viết lại bằng tiếng La-tinh dưới tựa đề “mạc khải”. Ngài cũng viết nhiều thư tín cho Đức Giáo Hoàng, các Đức Hồng y và các nhà cầm quyền để vạch trần những tật xấu của họ, cũng như chỉ vẽ cách thế canh tân đời sống họ. Đối với nhà vua, ngài chỉ trích các hà khắc và khuyên sống với địa vị của mình. Ngài còn nhờ một Giám mục mang thư khuyên hai vua Anh và Pháp hòa giải với nhau. Đối với Đức Giáo Hoàng Clêmentê VI đang ở Avignon, ngài xin vị cha chung trở về Roma.
Năm 1349, thánh nữ đi hành hương Roma để dự Năm Thánh. Nhân dịp này, ngài xin Toà Thánh châu phê luật dòng, nhưng từ năm 1215 công đồng Lateranô IV đã cấm lập thêm dòng mới. Năm 1370, Đức Giáo Hoàng Urbanô V châu phê luật dòng của ngài. Được ơn soi sáng, năm 1372, thánh Brigitta đi hành hương Thánh địa để cầu nguyện cho Giáo hội.
Năm 1373, thánh nữ trở về Roma và từ trần vào ngày 23 tháng 7. Mười tám năm sau, ngày 7 tháng 10 năm 1391, ngài được ĐGH Boniface IX phong thánh.

TGP SG

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

22/7 - THÁNH NỮ MARIA MAĐALÊNA

Hạnh tích: Thánh nữ MARIA MAĐALÊNA
Thánh nữ Maria thành Magđala (Mácđala hay Mađalêna) là người được gọi đầu tiên trong số các phụ nữ được Chúa Giêsu chữa bệnh, nay theo và phục vụ Người (x. Lc 8,2).
Trong Phúc Âm có nói nhiều về những người mang tên Maria, cũng được Chúa chú tâm đặc biệt, ít nhất là có ba người, đó là các bà Maria thành Béthania (miền Giuđê), bà Maria thành Magđala (miền Galilê) và người đàn bà tội lỗi vô danh trong Phúc Âm Thánh Luca (x. Lc 7).
Phụng vụ Giáo Hội La Mã, kể từ thời Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, đều coi Maria này là người đàn bà tội lỗi, rửa chân cho Chúa Giêsu (x. Lc 7,36-50) và là em của Mátta và Lagiarô (x. Lc 10,38,50 ; Ga 12,1-8). Thế nhưng khoa Thánh Kinh ngày nay không xác tín điểm này.
Điểm chắc chắn không ai tranh cãi là Maria Magđala đã đứng dưới chân Thánh Giá của Chúa Giêsu (x. Mc 15,40-41). Bà hiện diện nơi cuộc táng xác Chúa (x. Mc 15,47) và vào buổi sáng phục Sinh, bà cùng mấy phụ nữ đã đi ra mồ Chúa (x. Mc 16,1-8). Chính bà là người đầu tiên được Chúa Phục Sinh hiện ra và sai đi báo cho các Tông Đồ tin mừng Phục Sinh (x. Mc 16,9 ; Ga 14-18).

 TGP SG

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

15/7 - THÁNH BÔNAVENTURA

Hạnh Thánh: Thánh Bônaventura (1221 – 1274)
Sinh năm 1221 tại Bagnorea, gần Viterbo, thánh Bonaventura là con ông Giovanni di Fidanza và bà Ritella. Ngài được đặt tên là Giovanni, lúc lên bốn, Ngài lâm trọng bệnh vô phương cứu chữa. Người mẹ vội ẵm Ngài tới gặp thánh Phanxicô khó khăn. Thánh nhân thương cha mẹ dâng lời cầu nguyện và Giovanni hết bệnh. Sung sướng, người mẹ kêu lên: “Obuona Ventura” (Ôi biến cố phúc hậu). Từ đó Giovanni mang tên Bônaventura. Ngài theo học tại dòng anh em hèn mọn.
Tới tuổi 15, Bonaventura theo học tại Paris, trung tâm ánh sáng thời đó. Ngài sống thanh trong đến nỗi Alexandre de Hales nhận xét:
- Anh giống như Adam chưa hề phạm tội.
Ngài kết thân với sinh viên tài ba khác là Thomas Aquino. Ngỡ ngàng về sự hiểu biết của bạn mình. Thomas hỏi Bonaventura xem Ngài đã học sách nào? Bonaventura chỉ cây thánh giá trả lời:
- Đây là nguồn mọi hiểu biết của tôi. Tôi học Chúa Giêsu bị đóng đinh.
Năm 1257, Ngài được chọn làm bề trên cả dòng Phanxicô. Tình thế Ngài phải đối diện rất là phức tạp. Trong dòng đang có sự phân rẽ giữa những người nhiệt tâm muốn tuân giữ nghiêm nhặt luật dòng và những người muốn chước giảm. Nhờ sự thánh thiện và tài khéo léo, Bonaventura đã giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa, đến nỗi Ngài đang được gọi là Đấng sáng lập thứ hai của dòng. Trong kỳ đại hội ở Narbonne 1250, Ngài đã ban hành hiến pháp đầu tiên cho dòng. Sau đó Ngài liên tiếp thăm viếng không biết mệt các tỉnh dòng để quan sát việc thực hiện bản quy luật này. Chính Ngài tổ chức việc học hành cho các giáo sĩ trong dòng, làm cho công cuộc tông đồ được phổ biến rộng rãi đến cả những bậc thức giả lẫn giới bình dân. Chính Bonaventura là một nhà dòng giảng thuyết có biệt tài. Ngài đã giảng thuyết từ các tu viện, tới các thành phố ở Âu Châu, trước mặt vua Luy IX, Đức giáo hoàng. Luôn luôn Ngài thu phục được cảm tình của thính giả. Một thầy dòng khiêm tốn tên là Gilles hỏi Ngài: Các cha thông thái, được Chúa ban cho nhiều tài năng. Còn chúng con, chúng con có thể làm gì được?
Bonaventuratrả lời: Nếu Chúa ban cho một người tài năng khác là ơn yêu mến Ngài thế là đủ rồi, và là kho tàng quý báu nhất.
Thầy dòng hỏi tiếp: Một người không biết đọc biết viết có thể yêu mến Thiên Chúa như một nhà thông thái biết mọi sự không?
Thánh nhân trả lời: Chắc chắn rồi, một bà già có thể yêu Chúa hơn cả một nhà tiến sĩ thần học.
Thầy dòng vui vẻ la lớn: Một bà già có thể yêu Chúa hơn cả cha Bonaventura của chúng ta nữa.
Ngài còn tiếp: Biết một chút về Chúa còn hơn là biết mọi sự trong trời đất.
Ngoài những hoạt động bên ngoài ấy. Bonaventura còn lo viết sách để huấn luyện các tu sĩ và những sách về triết học, thần học và thánh kinh. Chúng ta có thể kể đến cuốn “chú giải luật dòng Phanxicô”, “hạnh tích thánh Phanxicô” nhất là cuốn “hành trình của linh hồn hướng về Thiên Chúa”.
Trong nỗ lực xây dựng Hội Thánh, Bonaventura luôn tỏ ra khiêm tốn. Người ta kể rằng: Đức giáo hoàng Grêgoriô X truyền cho thánh Thomas và Bonaventura soạn thảo bộ kinh lễ Thánh Thể. Khi hai vị vào yết kiến đức giáo hoàng trình bày công việc, thánh Bonaventura xé nát bản văn của mình.
Cùng với lời khiêm tốn ấy, Bonaventura đã từ chối chức Tổng giám mục thành York mà Đức giáo hoàng Clêment IV đề nghị, lòng khiêm tốn ấy không ngăn cản sự cương quyết và can đảm của Ngài chống lại thuyết sai lầm của thuyết Aristote và Avéoes... Nhưng Đức giáo hoàng Grêgoriô X đã quyết định đặt Ngài làm hồng y cai quản giáo phận Albanô và truyền Ngài về Roma ngay. Khi hai sứ thần mang mũ hồng y đến, Ngài còn đang rửa chân. Ngày 28 tháng 5 năm 1273 Ngài nhận chức và là cánh tay đắc lực của đức giáo hoàng. Phần đóng góp của Ngài vào sự hợp nhất Giáo hội Hy lạp và Roma tại công đồng Lyon thật lớn lao.

Nhưng khi công đồng Lyon còn đang nhóm họp thì Bonaventura từ trần ngày 14 tháng 7 năm 1274. Đức Sixtô IV tuyên Ngài lên bậc hiển thánh năm 1482 và đức Sixtô V đã đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1858. Người ta gọi Ngài là “Tiến sĩ sốt mến”.
TGP SG

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

11/7 - THÁNH BÊNÊĐICTÔ, VIỆN PHỤ

Hạnh Thánh: Thánh Bênêđictô, Viện Phụ (480-547)
1. Đôi hàng tiểu sử
Thánh Bênêđictô sinh ti Norcia năm 480 trong mt gia đình giàu sang quý tc.
Khi nh, cha m cho ngài được ăn hc đa phương, đ gn gũi vi gia đình, d b đào to tính tình đc hnh.
Năm 14 tui, thánh nhân được gi đến hc Rôma. Hc Rôma được mt thi gian, ngài thy Rôma không phù hp vi mình vì cuc sng Rôma lúc đó rt suy đi try lc. Đ gi gìn linh hn mình được luôn trong sch. Ngài đã trn khi kinh thành, mun tìm đến mt nơi thanh vng, sng đi n tu tch mc. Ý mun ca Ngài đã được Chúa ưng thun. Min hoang đa cách Rôma 40 dm là nơi Ngài đã dng chân đ được sng cuc đi tch liêu thân mt vi Chúa. Trong khi còn đi lang thang tìm mt hang trú n, Bênêđictô gp được thy Rômanô, mt tu sĩ cùng chí hướng vi mình. Tình yêu và lý tưởng đã kết hp hai người thành đôi bn chí thiết. Rômanô ch cho Bênêđictô mt hang rt kín chưa h có mt vết chân người lui ti. Bênêđictô sng đó ba năm. Hng ngày thy Rômanô mang bánh cho Ngài. Sau thi gian vn vi sng đi n dt hoàn toàn, Chúa mun đt ngn đèn thánh thin ca Bênêđictô lên nơi cao đ soi dn cho nhiu người.
Ma qu thy nhân đc ca ngài thì luôn tìm đ cách quy phá. Đng trước nhng cám d ca ma qu, Ngài luôn làm du Thánh giá xua đui chúng. Còn nhng người mun sng đi nhân đc trn lành tìm đến, thì Ngài luôn sn sàng hướng dn giúp đ, dy bo. Nh đó mà danh thơm thánh thin ca ngài lan rng khp nơi. C nhng người quý phái Rôma cũng đến xin làm môn đ ngài. Ngài thành lp 12 tu vin nh, đ tiếp nhn h và giúp h tp rèn nhân đc.
S người mun tu luyn theo đường li thánh nhân mi ngày mt đông, nên năm 520, ngài phi di v Montô Cátsinô, thành lp tu vin. Đây là tu vin đu tiên ca thánh Bênêđictô. Chính Ngài son tu lut cho tu vin. Sau này tu lut mang tên người được ph biến khp châu Âu, nên người được mnh danh là T ph ca nếp sng đan tu phương Tây.
Ngày nay hu như tt c các nước trên thế gii đã có s hin din ca các đan vin sng theo lý tưởng ca Ngài. Các tu sĩ ca Ngài đã hết lòng yêu mến và tuân gi ba đc đim như ba ct tr chi phi và nâng đ đi sng ca mình. Ba ct tr đó là cu nguyn, hc hành và lao đng. Người tu sĩ hng ngày chuyên cn cu nguyn, siêng năng hc hi Li Chúa và làm vic chân tay đ t nuôi sng.
Bênêdictô qua đi ngày 21 tháng 3 năm 547. T cui thế k VIII, Ngài đã được kính nh vào ngày 11 tháng 7. Ngày 24 tháng 10 năm 1964, Đc Giáo Hoàng Phaolô VI ra tông thư S gi hoà bình (Pacis nuntius), đt người làm bn mng toàn châu Âu.
Sau khi Ngài qua đi, các môn đ ca thánh nhân đt xác thy mình bên cnh xác em gái Ngài, trong m Ngài đã dn sn cho mình dưới bàn th thánh Gioan Baotixita.
Cuc đi trn thế ca thánh nhân ti đây kết liu, nhưng danh thơm và s nghip vĩ đi ca Ngài s còn tn ti như bia đá ngàn thu, Người ta quên sao được b tu lut bt h ca Ngài đã làm hng khi bao tâm hn đo đc là kim chí nam cho nhng ai mun nên thánh thin. Đàng khác s tiến phát mau l ca dòng và con s đông đo ca nhng tu sĩ ri rác khp năm châu, phi chăng chính là du Chúa quan phòng hng chúc phúc cho s nghip ca đng thánh qua muôn thế hệ.
2. Con đường nên Thánh
a. Chí muốn làm đẹp lòng Thiên Chúa
Trong cuốn “đối thoại”, thánh Grêgôriô cả, sử gia của Bênêđictô, mệnh danh Ngài là “người của Thiên Chúa”. Ơn gọi của Bênêđictô độc đáo ở chỗ này là “chỉ muốn đẹp lòng duy nhất mình Thiên Chúa”. Ngài thực thi tốt và liên lỉ các nhân đức đối thần đến nỗi tất cả cuộc sống Ngài được Thiên Chúa qui hướng. Người của Thiên Chúa trước tiên là người của lòng tin. Điều này ta thấy được dễ dàng qua qui luật. Sử gia Daniel Rops: “Tất cả con người Bênêđictô là ở trong qui luật. Nếu ta muốn chấm phá dung mạo thiêng liêng của Ngài, thì phải rút những nét tự Qui luật, đó là bức chân dung trung thực nhất về Ngài” Thánh Grêgôriô khẳng định : “Ngài không dạy điều gì khác Ngài đã sống”. Cho mỗi vấn đề mới được nêu ra, Ngài đã trả lời trước tiên bằng mỗi tác động đức tin. Vậy thì Đan Viện là gì? – thưa, là “Trường phụng sự  Chúa”, cho nên đồ đạc và tài sản của đan viện phải được coi như những  “bình thánh”, cung hiến cho Thiên Chúa  (Qui luật 31).
Mọi công việc phải được xử lý một cách lương thiện “Để trong mọi sự Thiên Chúa được tôn vinh” (57). Nhưng trong việc nào, ta gặp Thiên Chúa hoàn toàn hơn?- Đó là Nhật Tụng, là việc của Thiên Chúa. Do đó “Đừng coi việc gì quí hơn Nhật Tụng”(43). Điều này không có nghĩa là ta gặp được Chúa ít hơn trong nơi khác. Trái lại, viện phụ là Đức Kitô (2), khách và nhất là người nghèo là Đức Kitô (53). Bệnh nhân cũng còn là Đức Kitô (36). Ở mọi nơi, đan sĩ có thể gặp Đức Kitô.
b. Luôn tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa
Năm 339, nước Ý phải cơn đói kém lớn lao chưa từng thấy; nhân dân khắp nơi đều phải điêu linh khổ sở túng đói. Kho lẫm của tu viện thánh Bênêđictô cũng đến ngày hết sạch lương thực: ngày kia chỉ còn có 5 chiếc bánh để cho cả nhà hàng trăm người dùng bữa. Thấy các thầy ai cũng rầu rầu mặt, vị tu viện trưởng khả kính liền buông lời trách mát các thầy vì thiếu lòng tin tưởng. Ngài nói:
- Sao các anh em buồn rầu vì thiếu bánh? Ngày hôm nay chúng ta còn ít, thì ngày mai chúng ta sẽ có dư dật.
Hôm sau quả thấy có hai trăm thùng bột mì đựng trong các bao mà không ai biết là Thiên Chúa toàn năng đã sai ai đem đến. Các tu sĩ ai nấy dâng lời tạ ơn Chúa và từ đấy không bao giờ phải lo túng thiếu cả, khi trời lâm đói kém, mất mùa cũng vậy. Lần  khác có một người bị truy tố vì không có tiền trả một món nợ cấp bách. Ông đến bày tỏ tình cảnh của mình với Tu viện trưởng Bênêđictô và xin Ngài thương giúp. Thánh nhân trả lời rằng: mình không có đủ 12 đồng tiền vàng để cho ông, rồi Ngài tiếp thêm để an ủi:
- Ông cứ về và hai ngày nữa trở lại đây, vì hôm nay tôi không có để mà cho.
Trong hai ngày đó thánh nhân cầu nguyện nhiều; ngày thứ ba con nợ trở lại, người ta thấy trên mặt hòm vẫn chứa bột mì có 13 đồng vàng, thánh nhân bảo người nhà đem trao cho con nợ tội nghiệp kia và nói:
- Ông hãy lấy 12 đồng mà trả nợ còn một đồng để mà chi tiêu riêng.
c. Quy luật của đời sống cộng đoàn:
“Các đan sĩ hãy cố công và hâm mộ luyện tập lấy thứ thiện tâm ấy, đó là:
Ân cần tôn kính lẫn nhau;
Hết sức kiên nhẫn chịu đựng các nhược điểm hồn xác của nhau;
Thi đua vâng lời nhau;
Không ai tìm ích lợi cho mình;
Trái lại, hãy tìm lợi ích cho nhau;
Thực thi nghĩa vụ huynh đệ với lòng trong sáng;
Kính sợ Chúa trong tình thương;
Yêu mến Viện Phụ bằng tình yêu chân thành và khiêm tốn;
Và sau hết tuyệt đối không quí trọng gì hơn Chúa Kitô, Đấng dẫn đưa hết thảy chúng ta lên cõi đời đời.”

TGP SG